0919.120281

Tin tức

Những câu hỏi thường gặp về ung thư

(Trích từ tài liệu của GS.TS Nguyễn Khánh Trạch & GS.TS Nguyễn Bá Đức)

Hin nay, t l mc ung thư trên toàn thế gii nói chung và Vit Nam nói riêng đang tăng lên mt cách nhanh chóng. Ung thư không ch là mt bnh mà là nhiu bnh. Thng kê cho thy, có hơn 200 loi ung thư khác nhau trên cơ th. Dưới đây là phn tng hp các câu hi thường gp v căn bnh này mà rt nhiu bnh nhân và người nhà quan tâm.

Hỏi: Thưa bác sĩ, bệnh ung thư có yếu tố di truyền không? Nếu có thì thường ở những bệnh ung thư nào?  Làm cách nào để phòng ngừa các bệnh này? (Đoàn Anh, Đà Nẵng)

Trả lời: Phải phân biệt di truyền và gia truyền. Ung thư nào cũng do sự xáo trộn gien hay yếu tố di truyền, nhưng các ung thư truyền từ cha mẹ sang con cái mới là gia tuyền (chiếm 10%). Có vài loại ung thư gia truyền như: ung thư vú, ruột già, tuyến giáp, ung thư mắt của trẻ em… nhưng đừng quá sợ, vì có loại bệnh rất hiếm như đa pô lýp gia đình mới gây ung thư ruột, hay ung thư dạng tủy của tuyến giáp chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Hiện không phòng ngừa được ung thư gia truyền, nhưng có thể lưu tâm khám sức khỏe định kỳ và biết cách rà tìm khi bệnh chưa có triệu chứng hoặc lưu ý các triệu chứng báo động.

Hỏi: Người đang mang thai có được tiêm vắc- xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung không? (Thu Huyền, Hải Phòng)

Trả lời: Tiêm phòng vắc- xin ung thư cổ tử cung có hiệu quả nhất đối với bạn nữ từ 9 – 26 tuổi, chưa có quan hệ tình dục. Những phụ nữ đã có gia đình hoặc vẫn trong độ tuổi tiêm phòng thì vắc – xin vẫn có tác dụng đối với nhóm đối tượng này. Người đang mang bầu không được phép tiêm phòng loại vắc- xin này, nhưng nếu muốn tiêm để phòng ngừa thì sau khi sinh vẫn có thể tiêm được, tuy nhiên nhớ phải tiêm đều 3 mũi.

Hỏi: Bị ung thư vú không được ăn các sản phẩm làm từ đậu nành phải không? Trên một số tờ báo mạng có đăng bài như thế. (Đỗ Quyên, Hà Nội)

Trả lời: Các nghiên cứu trước đây cho thấy, đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành có chứa isoflavone – là chất giống như estrogen có thể làm ung thư vú phát triển. Nhưng isoflavone cũng có tác dụng kháng lại tế bào ung thư và có lợi cho tim mạch. Nghiên cứu gần nhất (năm 2011) cho thấy, đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành tốt cho bệnh nhân sau điều trị ung thư vú, nhất là bệnh nhân châu Á như chúng ta. Bạn có thể yên tâm uống sữa đậu nành và ăn đậu hũ nếu thích.

 

Hỏi: Bác sĩ tuyến cơ sở có đủ trình độ chẩn đoán ung thư không? (Huy Toàn, Tuyên Quang)

Trả lời: Mặc dù để chẩn đoán chắc chắn một bệnh ung thư cần phải có nhiều kỹ năng và xét nghiệm đặc biệt nhưng bất cứ bác sĩ nào cũng có thể khám và phát hiện các triệu chứng của bệnh. Do vậy, tốt nhất là đi khám ở tuyến cơ sở trước và nếu cần làm các xét nghiệm cao cấp thì bác sĩ sẽ giới thiệu lên tuyến trên.

 

Hỏi: Em muốn hỏi việc tạo hình vú cho phụ nữ bị ung thư và bị cắt vú hiện giờ đã thực hiện được ở Việt Nam chưa hay nhất thiết phải ra nước ngoài? (Thu Lan, Hải Phòng)

Trả lời: Tạo hình vú cho phụ  nữ bị ung thư đã bị cắt vú hoàn toàn có thể thực hiện được ở Việt Nam. Xin lưu ý là những bệnh nhân ung thư vú sau 5 năm điều trị không bị tái phát hoặc di căn mới đủ điều kiện tạo hình phẫu thuật và sau khi phẫu thuật, bệnh nhân vẫn cần tái khám và theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm các bất thường.

Hỏi: Chị tôi lấy chồng đã 5 năm nhưng chưa có con. Chị đi khám bệnh thì được bác sĩ cho biết là bị ung thư cổ tử cung, tháng 10 này sẽ tiến hành mổ. Vậy cho tôi hỏi là sau khi mổ xong chị ấy có thế có con hay không? (Sao Băng, Hà Nội)

Trả lời: Khi bị ung thư cổ tử cung, tủy theo giai đoạn của bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Nếu ung thư giai đoạn sớm, điều trị sẽ đơn giản (có thể chỉ cắt bỏ cổ tử cung hoặc cắt một phần cổ tử cung) thì chị của bạn vẫn có thể mang thai sau khi điều trị. Nhưng nếu ung thư giai đoạn trễ, điều trị triệt để phải cắt bỏ tử cung và xạ trị hỗ trợ, như vậy, người phụ nữ không thể có thai sau điều trị.

Hỏi: Khi bị ung thư, ăn uống đầy đủ có làm cho khối u càng phát triển nhanh hơn không? Hiện có những loại thức ăn riêng biệt nào an toàn dành riêng các bệnh nhân ung thư đang điều trị không? (Lê Hoài Anh, Hà Nội)

Trả lời: Cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào xác minh rằng người bệnh ung thư đang điều trị nếu ăn uống đầy đủ thì khối u sẽ phát triển nhanh hơn. Ngược lại, ở người bệnh ung thư, khi thể trạng sút giảm: sụt cân, suy dinh dưỡng thì người bệnh sẽ giảm đáp ứng với điều trị, tăng biến chứng nhiễm trùng, dẫn đến suy kiệt rổi tử vong. Vì vậy, điều cơ bản trước tiên trong một phác đồ điều trị ung thư là liệu pháp dinh dưỡng để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Nếu tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân không cải thiện thì bác sĩ sẽ không thực hiện được phác đồ điều trị hoặc kết quả điều trị sẽ thất bại vì bệnh nhân không đủ sức để chịu đựng các tác dụng phụ của điều trị. Do đó nên hiểu rằng, dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố nâng đỡ hệ miễn dịch cơ thể , cải thiện chất lượng sống và góp phần điều trị thành công bệnh.

Thực phẩm chống ung thư: tỏi, nghệ, bơ, cam, chanh, nho, măng cụt, hạnh nhân, mãng cầu, táo, đậu đỗ, lựu, dâu tây, thanh long, cá.

Hỏi: Một chế độ dinh dưỡng thích hợp có thể giúp ngăn ngừa được bệnh ung thư, điều đó có đúng không? Nếu đúng thì chế độ đó nên như thế nào? (Hoàng Thị Thơ, Vĩnh Long)

 

Trả lời: Đúng. Chế độ dinh dưỡng thích hợp có thể ngăn ngừa được ung thư. Khẩu phần ăn giàu chất béo, ít chất xơ và carbonhydrat làm tăng nguy cơ ung thư. Có 3 giải pháp chính để giải quyết những vấn đề dinh dưỡng có liên quan đến ung thư:

Dùy trì cân nặng lý tưởng (tăng ít hơn 10% cân nặng lý tưởng, tăng trên 20% là nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư).

Thực hành dinh dưỡng hợp lý, khuyến khích sử dụng khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối.

Chọn thực phẩm phù hợp, đảm bảo chất lượng về nguồn thức ăn, hiểu biết về chất lượng dinh dưỡng trong thành phần thức ăn, đảm bảo đúng, đủ, tránh thừa chất béo có hại.

Hỏi: Nghe nói sụt cân nhanh là dấu hiệu trường gặp ở bệnh nhân ung thư. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư ? (Huy Đức, Hà Nội)

Trả lời: Sụt cân nhanh (thường được định nghĩa là tình trạng giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể trong thời gian 3 tháng) có thể gặp trong một số loại ung thư do các nguyên nhân như: khối bướu gây tắc nghẽn đường tiêu hóa; các hoạt chất sinh học gây tình trạng biếng ăn, tăng chuyển hóa cơ thể; do tâm lý lo lắng, khủng hoảng; ảnh hưởng của các phương pháp điều trị như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Sụt cân ảnh hưởng không tốt tới kết quả điều trị như: vết mổ chậm lành, nhiều nguy cơ và biến chứng phẫu thuật, hóa trị và xạ trị…

Hỏi: Đang điều trị ung thư thì có nên tập thể dục không? Với người bình thường, tập thể dục thường xuyên có làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư không? (Vân Hà, Hà Nội)

Trả lời: Nói chung người bệnh ung thư nên tập thể dục trong quá trình điều trị và cả sau này nữa. Việc tập như thế nào phải tủy theo tính chất của phương pháp điều trị. Bệnh nhân ung thư ngay sau mổ cần tập theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu. Trong quá trình hóa trị và xạ trị cũng cần lựa chọn cường độ và thời lượng tập thể dục cho phù hợp.

Người bình thường tập thể dục thường xuyênvà duy trì nếp sống lành mạnh là yếu tố bảo vệ phòng tránh bệnh ung thư.

Hỏi: Bệnh nhân ung thư sau đợt điều trị (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị) một thời gian nay đã ổn định (ăn uống ngon trở lại, hết bị nôn và khó chịu), vậy có còn bị yếu tố sụt cân trong ung thư ảnh dưởng nữa không? Cần tiếp tục chú ý gì trong chế độ ăn uống? (Ngọc Hương, Đồng Nai)

 

Trả lời: Bệnh nhân sau khi điều trị được bác sĩ xác nhận bệnh ổn định, bệnh nhân chuyển sang chế độ theo dõi thì không còn yếu tố gây sụt cân nữa vì các yếu tố gây sụt cân gắn liền với sự phát sinh, phát triển của khối u. Khi khối u không còn thì các yếu tố này cũng mất đi. Chế độ ăn uống trở lại bình thường.

Có 2 vấn đề bệnh nhân cần lưu ý:

Sau điều trị bệnh nhân còn trong chế độ theo dõi, thường là 5 năm. Chế độ ăn cần hợp lý, cần đủ chất dinh dưỡng và nên bỏ thói quen ăn uống có hại như: ăn gỏi, ăn sống, thịt nướng, muối…; không dùng nhiều chất kích thích như: rượu, bia, các thức ăn có nhiều chất cay… cũng không nên ăn quá nhiều hoặc kiêng quá mức cần thiết.

Một số bệnh ung thư có một phần nguyên nhân là ăn uống. Vì vậy, nên tuân thủ nghiêm túc chế độ thực phẩm như: ăn ít chất béo, nhiều chất xơ và hoa quả. Một số bệnh ung thư sau điều trị bệnh có ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa cần tuân thủ ý kiến của bác sĩ điều trị. Sau phẫu thuật cắt bỏ một số cơ quan như: dạ dày, tụy, đại tràng hoặc sau tia xạ vùng miệng, họng, thực quản… cần chế biến thực phẩm phù hợp với từng bệnh nhân.

Hỏi: Chào bác sĩ, cháu giờ đây đang rất băn khoăn và lo lắng, xin các bác sĩ hãy giúp cháu với. Vợ cháu đang có bầu tháng thứ nhất, cháu lại đang bị ung thư đại trang hiện đang tuyền khóa chất lần thứ 3. Liệu chúng cháu quan hệ tình dục có ảnh hưởng và để lại hậu quả gì cho cháu bé sau này không? (Quốc Anh, TP.HCM)

Trả lời: Trường hợp của bạn quan hệ tình dục sẽ không ảnh đến cháu bé (cẩn thận nữa thì nên dùng bao cao su). Nhưng cần lưu ý đang truyền cần tập trung bồi dưỡng thể lực tốt để chiến đấu với bệnh tật, không nên làm gì gắng sức, có thể có hại cho sức khỏe. Có nhiều cách để thể hiện tình cảm cùng vợ. Chúc gia đình bạn hạnh phúc!

Tin Liên Quan